Dinh Dưỡng Cho Bé: Ăn Dặm Truyền Thống Và Những Điều Cơ Bản Cần Biết – Cháo Cầu Vồng Pika Pika
Giỏ hàng

Dinh Dưỡng Cho Bé: Ăn Dặm Truyền Thống Và Những Điều Cơ Bản Cần Biết

Các mẹ sẽ phải chế biến đa dạng các nguyên liệu để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và các dưỡng chất cần thiết để phát triển cho trẻ. Đồng thời phải trang bị đủ hành trang về ăn dặm truyền thống và những điều cơ bản cần biết để giúp các bé trải nghiệm thú vị hơn ở độ tuổi này.

Ăn dặm truyền thống là gì? 

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời, được ông bà ta sử dụng phổ biến trong việc nuôi con. Khi đến độ tuổi cần ăn dặm, món ăn của các bé sẽ được xay nhuyễn với cháo, bột, kết hợp với rau, củ. 

Phương pháp ăn dặm truyền thống này cũng thể hiện được hai mặt như sau: 

Mặt ưu điểm

- Tiêu hóa nhanh chóng vì thức ăn đã được xay nhuyễn. 

- Không tiêu tốn thời gian chuẩn bị và thời gian nấu quá nhiều trong ngày.

- Dễ dàng điều chỉnh được khẩu phần ăn cho các bé.

Mặt nhược điểm

- Ở giai đoạn này sẽ có một vài trường hợp ở các bé bị dị ứng thức ăn, vậy nên khi xay nhuyễn nhiều nguyên liệu như vậy sẽ khó phân biệt được. 

- Các bé sẽ quen với quá trình ăn dặm, gây ra tình trạng lười vận động răng hàm khi đến tuổi ăn các thức ăn thô.

Tuy nhiên, các mẹ cần chuẩn bị thật kỹ các kiến thức về ăn dặm truyền thống và những điều cơ bản thì sẽ khắc phục dễ dàng được những nhược điểm trên.

 

Trẻ em ở độ tuổi ăn dặm 

Bé ở độ tuổi ăn dặm

 

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm truyền thống

Để quá trình ăn dặm ở độ tuổi này được diễn ra thú vị thì bố mẹ cần chuẩn bị đủ kiến thức về ăn dặm truyền thống và những điều cơ bản cần lưu ý:

- Ăn dặm đúng thời điểm: Hãy cho bé tập ăn dặm khi đã sẵn sàng. Giai đoạn được đánh giá và nghiên cứu phù hợp là từ 6 tháng tuổi. Nếu tập ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bởi lúc này hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển toàn diện để dung nạp các chất dinh dưỡng. 

- Nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ: Quá trình ăn dặm thực ra chỉ là bữa phụ cho trẻ, tuy nhiên mẹ vẫn cần phải đảm bảo thời khóa biểu sữa mẹ kết hợp với các bữa ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này.

- Nhóm dưỡng chất cần thiết: Tinh bột, chất béo, chất đạm, nhóm vitamin và các khoáng chất cần thiết.

- Thức ăn từ loãng đến đặc: Bố mẹ hãy cho các bé làm quen từ những bữa ăn dặm với các món ăn được xay nhuyễn, dần dần cho bé làm quen với các hạt đậu, rau củ hấp, và thức ăn thô.

- Đa dạng khẩu phần ăn: Điều này khá quan trọng, bởi sẽ giúp cho các bé không bị ngấy chỉ với một món, mà các bé có thể được thưởng thức đa dạng mùi vị, khơi gợi vị giác thèm ăn.

 

Các loại cháo ăn dặm cho bé 

Các món ăn dặm cho các bé tại Pika Pika

 

Độ tuổi được khuyến cáo sử dụng cháo dinh dưỡng cho bé? 

Vào giai đoạn 6 tháng tuổi, các bé có thể tập ăn dặm từ bột loãng đến đặc sệt, khẩu phần ăn nhiều hay ít là tùy mỗi bé. Nên ăn bột trong khoảng thời gian là 2 tháng từ tháng 6 đến tháng 8. Vào giai đoạn 8 tháng tuổi, một số bé đã bắt đầu mọc răng sữa, có thể làm quen với các loại thức ăn như hạt đậu, nấm, rau củ hấp.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cháo nên được xay nhuyễn để tránh trường hợp bé nhai không kỹ dễ bị mắc nghẹn hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi thành ruột non của các bé lúc này chưa thể tiêu hóa hết được các thức ăn dạng thô.

Cháo dinh dưỡng thường được cha mẹ cho các bé làm quen ở độ tuổi này sau giai đoạn ăn dặm truyền thống 6 tháng tuổi, bởi nó giúp các bé dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhanh chóng làm quen được với thức ăn dạng thô và còn hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng.

Hy vọng những chia sẻ trên về ăn dặm truyền thống và những điều cơ bản sẽ giúp ích được cho phụ huynh tạo ra được những bữa ăn thú vị, dinh dưỡng cho các bé khi ở giai đoạn ăn dặm truyền thống bé 6 tháng tuổi. 




 

Lấy lại mật khẩu