Gợi ý thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Gợi ý thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Khi có chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ, chắc chắn rằng bà bầu nào cũng sẽ rất lo lắng. Nhưng yên tâm vì căn bệnh này có thể cải thiện được dựa vào sự kiểm soát dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn trong ngày. Chính vì vậy mà thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là một vấn đề quan trọng và cần thiết phải chuẩn. Hãy cùng theo dõi ở bài viết dưới đây.
Giải mã về chứng tiểu đường thai kỳ ở bà bầu
Trước khi tìm hiểu về thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, bạn nên biết phụ nữ mang thai tại sao bị đái tháo đường và nguyên nhân do đâu.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng do mang thai nên trong thai phụ bị rối loạn chuyển hoá glucozơ
Chứng tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng người mẹ trong quá trình chú trọng sự phát triển của thai nhi bị rối loạn chuyển hoá glucozơ. Đa số tình trạng này sẽ xuất hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ và hết sau tuần thứ 6 sau sinh.
Cụ thể hơn, chứng tiểu đường thai kỳ xảy ra khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng bình thường. Nguyên nhân chính là do khi mang thai, cơ thể người mẹ ít nhạy cảm với insulin.
Ở một số cơ địa phụ nữ khi mang thai thậm chí không có khả năng kiểm soát đường huyết và tạo thêm insulin - một hóc môn giúp cân bằng lượng đường trong máu. Từ đó dẫn tới sự vượt ngưỡng đường trong máu và xuất hiện tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Để biết được bản thân đang mắc chứng đái tháo đường thai kỳ hay không, bà bầu chỉ cần đi xét nghiệm đường máu để chẩn đoán bệnh tại các bệnh viện đa khoa quốc tế. Thậm chí, hiện nay đa số các thai phụ cẩn thận sẽ đi xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường sớm vào tuần 24-28 của thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?
Mặc dù tình trạng tiểu đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh em bé, tuy nhiên nó sẽ trở nên rất nguy hiểm cho mẹ và bé nếu mẹ bầu không kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ lẫn sự phát triển của bé sau này:
Ảnh hưởng đến thai phụ
- Nếu trước đó phụ nữ đã mắc tiểu đường, khi mang thai lại mắc lại thì tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng không tốt tới thai phụ
- Khi mắc tiểu đường, đa phần thai phụ sẽ lên cân rất nhanh và thường là tăng trên 20kg, thai sẽ rất to, dẫn đến đa ối, bé khi sinh ra sẽ rơi vào tầm trên 4kg.
- Khi bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ ăn uống nhiều dẫn tới việc đi tiểu nhiều. Trong nước tiểu có chứa một lượng đường nhất định nên dễ làm mẹ bầu bị nhiễm nấm candida (dễ mắc đi mắc lại nhiều lần)
- Dễ nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận thậm chí là rất dễ băng huyết sau sinh
- Thai phụ dễ bị sảy thai nhiều lần, thai lưu mà không rõ nguyên nhân
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, trẻ sơ sinh
- Khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, em bé khi sinh ra dễ mắc dị tật: dị tật về cơ, thần kinh và có thể bị dị dạng cơ thể
- Vì thai nhi có kích thước lớn hơn bình thường nên khi sinh dễ bị gãy xương hoặc bị sang chấn kể cả sinh thường lẫn sinh mổ
- Khi mẹ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, sẽ làm gia tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và trẻ em vừa được sinh ra cao gấp 2 đến 5 lần so với một thai nhi bình thường
- Em bé khi sinh ra sẽ dễ mắc những bệnh như: suy hô hấp, hạ đường huyết, tụt canxi và rất dễ cũng sẽ mắc tiểu đường thai kỳ do di truyền từ mẹ
Trước những ảnh hưởng nặng nề kể trên tới mẹ và bé, bậc làm cha mẹ nên trang bị cho mình một số kiến thức về các loại thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ để có thể kiểm soát bệnh tình tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới sau này.
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để bảo đảm sức khoẻ nhất?
Hiện nay, thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm vì tính nguy hiểm của triệu chứng này cho cả mẹ cả bé. Hãy để cháo Pika Pika giải đáp cho bạn câu hỏi thứ 1 tiểu đường thai kỳ cần ăn gì?
Chế độ ăn uống cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ dinh dưỡng cũng như cần kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
Chú ý tới thức ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
Thực phẩm chứa nhiều protein
Protein cùng hoạt chất carbohydrate đều có tác dụng giúp làm cân bằng lượng đường trong máu. Chính vì vậy phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên cố gắng bổ sung thực phẩm có chứa nhiều protein vào thực đơn của mình như: Cá, thịt ức gà, lòng đỏ trứng, các loại hạt, các loại cây họ đậu,...
Thực phẩm ít đường
Hàng ngày cơ thể vẫn cần một lượng đường nhất định để có thể suy nghĩ và hoạt động. Khi mắc tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát lượng đường nạp vào mỗi ngày, vẫn phải nạp thực phẩm có đường nhưng không được vượt ngưỡng cho phép.
Thực phẩm có hàm lượng đường thấp thích hợp cho bà bầu phải kể đến đó là:
- Ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, bánh mỳ
- Một số loại rau củ ít đường: rau cải xanh, cà rốt, đậu đũa, đậu lăng, rau muống,...
- Một số loại hoa quả ít đường: bưởi, đào, lê, táo, cam, thanh long,...
Và các loại thực phẩm theo lời khuyên của bác sĩ.
Thực phẩm có chứa chất béo không no lành mạnh
Nhắc đến việc bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì thì chắc chắn chất béo không bão hoà là câu trả lời trọn vẹn nhất. Thực phẩm chứa chất béo không no là một loại thực phẩm luôn xuất hiện trong bất kỳ một thực đơn dinh dưỡng lành mạnh nào, chính bởi dưỡng chất mà nó mang lại cũng như tác dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Một số thực phẩm giàu chất béo không bão hoà là: dầu oliu, cá hồi, quả bơ, cá mòi, cá ngừ, hạt chia, những loại hạt dinh dưỡng khác,...
Kết luận
Pika Pika vừa bật mí cho bạn những loại thức ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Qua đó, hãy lên một kế hoạch ăn uống điều độ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như bé yêu. Tuy nhiên, tốt nhất là khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, bạn nên thăm khám và nghe theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên ngành