Top 5 điều mà các mẹ bỉm cần biết để chăm sóc em bé suy dinh dưỡng tốt hơn
Suy dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng, khả năng học tập và trí tuệ của trẻ. Ngoài ra còn nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Vậy nên cùng Pika Pika điểm qua top 5 điều mà các mẹ bỉm cần biết để chăm sóc em bé suy dinh dưỡng tốt hơn nhé!
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ
Thông tin đầu tiên các mẹ bỉm cần phải biết khi em bé suy dinh dưỡng đó là nguyên nhân nào dẫn đến bé gặp phải tình trạng này.
Suy dinh dưỡng là tình trạng làm giảm sức đề kháng, khả năng học tập và trí tuệ ở trẻ, ngoài ra còn dẫn đến các biến chứng như còi xương, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa. Cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe cũng là một trong các nguyên nhân cần chú ý.
Bên cạnh đó, một số nguyên cụ thể mà các mẹ nên ghi nhớ đó là:
- Các bé yêu không được bú sữa đều đặn và đầy đủ. Chế độ ăn dặm dành cho bé quá sớm trong khi cơ quan tiêu hóa của trẻ lúc này chưa được phát triển hoàn thiện. Cần lưu ý cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.
- Các bé gặp vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa dẫn đến khả năng hấp thụ dưỡng chất kém. Một số bệnh thường gặp phải như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,...
- Các bé bị nhiễm trùng và ký sinh trùng làm mất chất dinh dưỡng.
- Các bé bị rối loạn tâm thần hoặc biếng ăn.
- Mẹ không chăm sóc tốt, không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ở giai đoạn trước và trong thai kỳ dẫn đến các bé bị thiếu dinh dưỡng.
- Bố, mẹ chưa trang bị đủ kiến thức dinh dưỡng dành cho con hoặc không dành thời gian để chăm sóc quá trình con ăn uống đã thực sự đầy đủ chưa.
Trên đây là một vài nguyên nhân cơ bản và thường gặp. Tuy nhiên, còn rất nhiều nguyên nhân khác mà chúng ta chưa biết đến. Vậy nên, trang bị đầy đủ kiến thức về chế độ dinh dưỡng là hoạt động cần thiết, cũng như là hành trang để sau này bố & mẹ có thể xử lý nhanh chóng cho các bé yêu nhà mình.
Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ
Chế độ dinh dưỡng không được thực hiện theo khoa học, ăn uống không đầy đủ dẫn đến thiếu hụt protein, vitamin và chất khoáng,... Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mà còn làm giảm sức khỏe của các bé yêu trầm trọng.
Đặc biệt, suy dinh dưỡng còn có thể là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và các hệ quả không lường trước được như: chậm phát triển thể chất, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa,....
Một số ảnh hưởng có liên quan gây nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ:
- Hệ miễn dịch suy yếu.
- Chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Thiếu máu.
Một lưu ý quan trọng các mẹ cần cân nhắc là chú ý cho bé bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, cho bé ăn dặm đúng cách và đủ lượng từ 6 tháng tuổi trở lên.
Suy dinh dưỡng khiến bé không tự tin trước bạn bè
Khi nào cần đưa bé đi khám dinh dưỡng
Khám dinh dưỡng định kỳ là điều mà các bố và mẹ phải cho bé yêu nhà mình đi đều đặn theo tháng, quý hoặc theo năm tùy vào tình trạng của mỗi bé.
Khám dinh dưỡng phục vụ cho việc theo dõi sức khỏe và sự phát triển của bé. Ngoài ra còn phát hiện kịp thời các vấn đề về dinh dưỡng như thiếu hụt, dư thừa chất dinh dưỡng, béo phì, suy dinh dưỡng,...
Thời điểm nên cho bé đi khám dinh dưỡng là vào 6 - 24 tháng tuổi. Định kỳ khoảng 1 - 2 lần trong năm. Thông thường, trẻ bắt đầu vào giai đoạn tập ăn dặm sẽ thường xuyên gặp các vấn đề về dinh dưỡng.
Đối với những em bé suy dinh dưỡng thì càng phải đi khám dinh dưỡng nhiều hơn để bác sĩ theo dõi và đánh giá kịp thời các vấn đề không mong muốn. Từ đó, bố mẹ sẽ biết cách nâng cao chế độ dinh dưỡng, giúp bé nhanh chóng ăn khỏe hơn nhờ tư vấn từ việc khám dinh dưỡng định kỳ.
Một số biểu hiện mà bố mẹ nên chú ý cho bé đi khám dinh dưỡng ngay:
- Bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm so với các bạn đồng lứa tuổi.
- Chiều cao của bé không đủ tiêu chuẩn.
- Da mặt xanh xao, mệt mỏi, hoa mắt,...
- Bé cảm giác biếng ăn hoặc không dung nạp được một số loại thực phẩm.
Để chuẩn bị cho quá trình khám dinh dưỡng, bố mẹ cũng cần chú ý thêm vài vấn đề:
- Ghi lại thói quen ăn uống và sinh hoạt trong thời gian trước khi bé đi khám là 1-2 tuần.
- Liệt kê những câu mong muốn hỏi bác sĩ.
- Lựa chọn địa điểm khám dinh dưỡng uy tín và đảm bảo.
Khám dinh dưỡng định kỳ là việc cần thiết, không nên bỏ qua dành cho trẻ
Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ
Không chỉ người lớn mới cần bổ sung năng lượng, dưỡng chất mà trẻ nhỏ cũng thế, đặc biệt hơn là trẻ nhỏ phải được bổ sung dinh dưỡng liên tục và đảm bảo không bị dư thừa hay thiếu hụt để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
Những thành phần dưỡng chất mà bố, mẹ phải cung cấp cho các bé đó là protein, thực phẩm giàu carbohydrate, chất béo,...
Đối với protein là thành phần dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ bắp, xương, da, tóc và móng của trẻ. Ngoài ra còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình học tập và tư duy.
Các thực phẩm giàu carbohydrate sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và não bộ của trẻ. Bên cạnh đó còn giúp duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu và hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ.
Chất béo cũng không ngoại lệ, cung cấp cho bé một ngày năng lượng tràn trề với những hoạt động vui chơi thoải mái. Chất béo giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu và duy trì sự ổn định, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng khoa học hỗ trợ bé tránh tình trạng suy dinh dưỡng
Cách chăm sóc em bé suy dinh dưỡng
Em bé suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Vậy nên, việc chăm sóc em bé suy dinh dưỡng là rất quan trọng và cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng và khoa học.
Một số cách chăm sóc mà bố mẹ nên ghi nhớ sau đây:
- Cung cấp bữa ăn với chế độ dinh dưỡng khoa học từ bác sĩ.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Thường xuyên nói chuyện và khích lệ em bé.
- Đưa em bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Khích lệ bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời nhằm tạo cho bé tinh thần vui vẻ.
Kết luận
Nhìn chung, em bé suy dinh dưỡng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì thế bố, mẹ phải luôn săn sóc thường xuyên và hãy ghi nhớ “top 5 điều mà các mẹ bỉm cần biết để chăm sóc bé suy dinh dưỡng tốt hơn” qua bài viết trên nhé. Chúc các mẹ bỉm thành công.