Mách mẹo chữa trẻ chậm nói ngay tại nhà – Cháo Cầu Vồng Pika Pika
Giỏ hàng

Mách mẹo chữa trẻ chậm nói ngay tại nhà

Làm cha làm mẹ ai cũng muốn nghe thấy con mình bập bẹ từ những âm tiết đầu tiên đến khi nói được một câu hoàn chỉnh. Chính vì vậy mà khi thấy có dấu hiệu chậm nói hơn các bạn cùng trang lứa, cha mẹ sẽ vô cùng lo lắng. Hãy cùng Cháo Pika Pika làm rõ những dấu hiệu của trẻ chậm nói và mẹo chữa trẻ chậm nói ngay dưới đây cho bố mẹ cùng tham khảo nhé!

Những dấu hiệu xác định trẻ chậm nói theo từng giai đoạn

Lời nói là phương tiện để trẻ truyền đạt ý kiến, suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đối với những người xung quanh. Vì vậy, dấu hiệu chung của trẻ chậm nói chính là ngại hoặc ít tiếp xúc, tương tác với những người xung quanh. Tuỳ vào từng giai đoạn mà trẻ có những biểu hiện chậm nói khác nhau mà cha mẹ nên biết:

 

Cần lưu ý các biểu hiện của trẻ theo từng giai đoạn để có những mẹo chữa trẻ chậm nói kịp thời 

 

Giai đoạn 3-12 tháng tuổi:

Ở giai đoạn này, trẻ thường có những biểu hiện không phản ứng lại với những âm thanh cũng như hành động của mọi người xung quanh. Và khi tương tác với mọi người bé không phát ra bất kỳ âm thanh nào, cha mẹ sẽ ít thấy trẻ vui cười khi người khác chơi đùa với bé. Đây là dấu hiệu điển hình của trẻ chậm nói nên cha mẹ cần lưu ý để phát hiện sớm và có những mẹo chữa trẻ chậm nói kịp thời.

Giai đoạn 12-18 tháng tuổi:

Ở độ tuổi này, thường các bé đang tập nói những từ đầu tiên đơn giản như “ba”, “bà”, “mẹ”,... Nhưng đối với trẻ chậm nói, trẻ sẽ không cố phát âm, dù chỉ là những từ cơ bản. Điển hình bé còn không chịu giao tiếp kể cả trong trường hợp cần giúp đỡ. Thường bé sẽ thờ ơ với mọi thứ thuộc thế giới bên ngoài

Giai đoạn 18-36 tháng tuổi:

Đây là giai đoạn vàng cho bé tập nói, đối với những đứa trẻ bình thường thì đây là thời điểm các bé học nói nhiều nhất, cũng là lúc mà bé có những kết giao bạn bè xung quanh, chơi đồ chơi cùng mọi người.

Với trẻ chậm nói ở giai đoạn này thì ngược lại, đôi khi những biểu hiện của trẻ dễ gây nhầm lẫn là trẻ tự kỷ. Bé chậm nói tuổi này thường thích chơi một mình, lựa chọn im lặng, có nói được một vài từ nhưng chỉ trong trường hợp bắt buộc mới nói hoặc bé chỉ sử dụng những câu, từ ngắn. 

Thông thường thì có đến 20% trẻ em có dấu hiệu chậm nói vào giai đoạn này, sau này lớn lên sẽ hết. Thế nhưng cha mẹ đừng nên chủ quan trước những dấu hiệu này, việc trẻ chậm nói, không thích giao tiếp với những người xung quanh, không bày tỏ cảm xúc và luôn chọn im lặng là một tình trạng đáng báo động. Cha mẹ nên học những mẹo chữa trẻ chậm nói ngay tại nhà để giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp nhiều hơn.

Chậm nói có nguy hiểm không?

Để đánh giá được vấn đề trẻ chậm nói có nguy hiểm không, trước hết ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là gì?

Trên thực tế, có vô số nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Nhưng trong đó có 2 nguyên nhân chính, đại đa số trẻ chậm nói đều rơi vào 2 trường hợp này:

- Nguyên nhân bắt nguồn từ thực thể: Khi bé gặp vấn đề ở các bộ phận thuộc hệ thống cơ quan phát âm (lưỡi, tai, mũi, họng,...) hay cơ quan điều khiển trung ương (não bộ và vấn đề thuộc não bộ). Tất cả những cơ quan này đều có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp của trẻ nên sẽ dẫn đến hệ quả là trẻ chậm nói

- Nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý: Khi trẻ gặp một cú sốc tâm lý quá lớn nào đó, hoặc gia đình bỏ bê, ít giao tiếp với trẻ khiến trẻ thu mình lại và ngần ngại với thế giới xung quanh dẫn đến chậm nói.

Vậy trẻ chậm nói có đáng lo hay không?

 

Trẻ chậm nói có đáng lo hay không?

 

Để đánh giá trẻ chậm nói có nguy hiểm hay không, ta cần xem xét đến vấn đề thời gian trẻ chậm nói kéo dài bao lâu.

Ở trường hợp trẻ mắc chứng chậm nói tạm thời, tức trẻ chỉ chậm nói ở thời điểm hiện tại, sau này lớn lên sẽ bình thường như các bạn đồng trang lứa thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Cha mẹ chỉ cần áp dụng một vài mẹo chữa trẻ chậm nói để tình trạng của bé được cải thiện nhanh hơn. 

Ở một vài trường hợp xấu, trẻ khó có thể giao tiếp được, tức chậm nói thuộc dạng bệnh lý thì bố mẹ cần sự can thiệp của bác sĩ để có thể giúp con em của mình sớm nhất có thể. 

Những mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà mà bố mẹ nào cũng nên biết

Cha mẹ hãy cùng áp dụng những mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà ngay dưới đây để giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ hơn:

Cùng con đọc sách:

Nguyên tắc giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp đó là cha mẹ cùng trẻ có những hoạt động tích cực, tăng tính gắn kết và sự tương tác. Điển hình là việc đọc sách cùng con.

Vào mỗi tối cha mẹ cùng con đọc sách trước khi đi ngủ, trong lúc đọc sách cần có những khoảng dừng lại và đặt câu hỏi cùng con trả lời. Lâu dần bé sẽ quen dần với sự giao tiếp, sự tương tác qua lại, từ đó mà nhanh nói hơn.

 

Cùng con đọc sách là mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả

 

Cần dành thời gian trò chuyện cùng bé nhiều hơn

Trong những hoạt động hằng ngày, cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện cùng bé nhiều hơn. Dù bé còn chưa phát âm được nhiều chữ thế nhưng chỉ cần những người xung quanh thường xuyên hỏi chuyện cùng bé, nói to tên của sự vật xung quanh để giới thiệu thì điều đó sẽ giúp trẻ ít nhất cũng có thể nhớ được âm thanh đó và học nói theo. Lâu dần bé sẽ có hứng thú với giao tiếp hơn và có mong muốn phát âm ra những thứ mình nghe lâu nay.

Điều thần kỳ của việc chữa chậm nói bằng âm nhạc

Chắc hẳn ai cũng biết sự kì diệu của âm nhạc bấy lâu nay, nó có thể gắn kết những người xa lạ đến với nhau chỉ bằng một giai điệu. Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng nhạc là vô cùng hiệu quả vì có thể xích gần trẻ lại với thế giới xung quanh.

Tiết tấu của mỗi bài nhạc thường khiến con người ta phải lắc lư theo nhạc và bé cũng vậy. Chính vì điều này mà nhạc sẽ khiến trẻ năng động hơn, từ đó cải thiện tình trạng chậm nói của bé.

Cho trẻ vui chơi ở những nơi công cộng

Cha mẹ nên kích thích tính tò mò của bé bằng cách cho bé đi công viên, khu vui chơi, sở thú để tăng tính năng động cho trẻ, cho bé quen dần với sự đông đúc của mọi người xung quanh cũng như những điều thú vị ở thế giới bên ngoài. Chắc chắn rằng bé sẽ học được nhiều thứ, năng động, tự tin và khả năng giao tiếp tốt hơn rất nhiều.

Cung cấp dinh dưỡng tốt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Bên cạnh những mẹo chữa trẻ chậm nói trên thì chế độ dinh dưỡng cũng chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của bé. Bất kỳ một em bé nào cũng cần một nguồn dinh dưỡng chất lượng, đảm bảo khoa học để có thể phát triển một cách toàn diện.

 

Ngoài những mẹo chữa trẻ chậm nói, trẻ cũng cần có chế độ ăn dinh dưỡng hỗ trợ phát triển ngôn ngữ

 

Đối với riêng những bé chậm nói thì cha mẹ hãy chú đặc biệt những thực phẩm sau đây để bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày giúp bé cải thiện chứng chậm nói:

- Thực phẩm giàu protein: Có trong thịt, cá, trứng, sữa

- Vitamin A: Sữa mẹ, sữa bột, khoai lang, cà rốt

- Omega 3 và nguyên tố vi lượng

Mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn của Cháo Pika Pika - Thương hiệu cháo dinh dưỡng cao cấp hàng đầu tại Việt Nam với thực đơn cháo và món ăn phong phú dành cho bé yêu nhà bạn.

Kết luận

Mỗi đứa trẻ đều có quá trình phát triển riêng của bản thân chúng, có bé nói nhanh, cũng có bé nói chậm. Chính vì thế cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, cùng áp dụng những mẹo chữa trẻ chậm nói để cùng con vượt qua khoảng thời gian khó khăn này nhé!



 

Lấy lại mật khẩu